Diễn đàn của T11
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thông tin về "siêu súng máy"

Go down

Thông tin về "siêu súng máy" Empty Thông tin về "siêu súng máy"

Bài gửi by He lin jiao Wed Jul 23, 2008 11:34 am

25-02-2008, 10:05 PM
Nguồn:vndefence,wki,...

Siêu súng máy Gatling
http://vndefence.info/uploads/News/pic/1193748953.nv.jpgGần đây có những thông tin về một loại súng mới của quân đội Mỹ - súng máy Dillon Aero M134D. Theo báo chí thì đây là một loại “siêu súng máy” có tốc độ bắn cực nhanh, khi đưa vào trang bị sẽ tăng cường đáng kể hoả lực của quân Mỹ, đặc biệt là trong các trận chiến “chống khủng bố” như tại Iraq, Afghanistan…

Vậy nguồn gốc của loại vũ khí này như thế nào? Uy lực của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Trước hết cần phải nói ngay rằng, đây là loại vũ khí không mới. Nó đã có lịch sử hàng trăm năm. Thậm chí, còn ra đời trước cả các loại súng máy thông thường.

Bằng sáng chế cho loại súng này được cấp vào năm 1862, tại Mỹ. Tác giả là Richard Jordan Gatling.

SÚNG GATLING CỔ ĐIỂN

Đó là thời kỳ nôïi chiến ở Mỹ. Cuộc nội chiến ác liệt kéo dài nhiều năm tại đất nước có nền công nghiệp tân tiến này đã làm xuất hiện hàng loạt những nhà chế tạo vũ khí xuất sắc như Colt, Maxim, Browning…những phát minh của họ đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lịch sử vũ khí bộ binh, đặt nền móng cho thời kỳ phát triển của vũ khí tự động kéo dài cho tới ngày nay.

Như chúng ta đã biết, sau khi tạo ra thuốc súng, người ta đã tìm cách sử dụng thuốc súng để làm ra súng, pháo dùng trong chiến tranh. Cho tới thế kỷ thứ 19 thì các loại súng, pháo đã tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là các loại súng bộ binh. Đạn súng đã được làm thành từng viên đạn gồm có đầu đạn, vỏ đạn. Trong vỏ đạn có thuốc súng và hạt lửa để tạo tia lửa đốt cháy thuốc súng. Súng bộ binh đã có đủ các bộ phận: nòng súng để tạo chuyển động cho đầu đạn, khoá nòng để giữ chặt phía sau nòng khi bắn và mở khoá khi rút bỏ vỏ đạn cũ, nạp viên đạn mới, bộ phận cò, hộp tiếp đạn, thước ngắm…Với cấu tạo như vậy, súng bộ binh đã trở thành loại vũ khí khá thuận tiện trong sử dụng, hiệu quả trong chiến đấu và được trang bị rộng khắp. Tuy nhiên, loại súng này khi bắn vẫn phải thao tác bằng tay, chỉ có thể bắn từng phát một, tốc độ bắn chiến đấu từ 5-10 phát một phút, không thoả mãn được các ý tưởng chiến thuật của các tướng lĩnh cầm quân bấy giờ. Vấn đề chế tạo loại súng liên thanh có tốc độ bắn cao được đặt ra cấp bách. Nhiều kiểu súng bắn loạt ra đời mà một trong những kiểu súng sớm nhất và thành công nhất là loại súng Gatling nêu trên.

Những kiểu súng bắn loạt thời kỳ đầu có nhiều nòng, có loại hàng trăm nòng, khi bắn lần lượt từng nòng phát hoả. Sau khi bắn hết đạn, lại phải dùng tay nạp đạn lại cho từng nòng. Vì vậy, thực chất đây chỉ là nhiều khẩu súng bắn phát một ghép lại với nhau một cách đơn giản, không phải là súng tự động đúng nghĩa. Súng bắn loạt của Gatling nhìn bên ngoài cũng có nhiều nòng (thường là sáu nòng) giống các loại súng ghép nhưng về hoạt động thì đây là một khẩu súng tự động, tức là có khả năng tự động bắn liên tục không cần sự tác động của người bắn.

Cấu tạo súng Gatling gồm cụm nòng có nhiều nòng ghép với nhau như bó đũa, ở giữa có một trục quay, phía sau cụm nòng là cụm khoá nòng có số khoá nòng tương ứng với số nòng, súng cũng có cơ cấu nạp đạn, cơ cấu phát hoả và cơ cấu truyền lực để tạo chuyển động cho súng. Cụm nòng và cụm khoá nòng có thể quay tương đối với nhau.

https://2img.net/h/i221.photobucket.com/albums/dd40/buthoong/Sunggatling1865.jpg
Một loại súng gatling cổ điển

Khi hoạt động, cụm nòng quay quanh trục, khi nòng thứ nhất tới vị trí nạp đạn, một viên đạn sẽ được đưa vào nòng, cụm nòng tiếp tục quay, đưa nòng thứ nhất tới vị trí đóng khoá nòng, sau đó tới vị trí phát hoả để thực hiện phát bắn, tới vị trí mở khoá để hất vỏ đạn ra ngoài…như vậy, cứ hết một vòng quay thì nòng súng bắn được một viên đạn, tốc độ vòng quay càng lớn thì tốc độ bắn càng lớn. Mặt khác, cụm nòng gồm có nhiều nòng nên tốc độ bắn tỷ lệ với số nòng. Trong khi nòng thứ nhất đang bắn thì nòng thứ hai đóng khoá, nòng thứ ba nạp đạn, nòng thứ tư hất vỏ đạn…các nòng súng lần lượt được phát hoả một cách tuần hoàn. Giả sử mỗi giây quay được một vòng (60 vòng/phút) và súng có 6 nòng thì tốc độ bắn sẽ là 360 phát/phút. Để thực hiện bắn tự động với tốc độ lớn các cơ cấu của súng như khoá nòng, tiếp đạn, phát hoả…được liên kết với nhau thông qua các khâu truyền chuyển động đảm bảo sự làm việc liên tục, nhịp nhàng, đồng bộ. Có thể nói, về cấu tạo, súng Gatling đã tương đối hoàn chỉnh, tạo cơ sở cho nhiều loại súng tự động sau này.

Năng lượng cung cấp cho các cơ cấu của súng Gatling hoạt động là dùng sức người thông qua một tay quay. Vì vậy nhìn tổng thể khẩu súng Gatling giống như một cái cối xay thịt lớn nằm ngang, người bắn vừa rê nòng súng vừa quay tay quay. Tất nhiên, quay càng nhanh thì tốc độ bắn càng nhanh.

Súng Gatling được sử dụng khá phổ biến nhưng rồi nó cũng nhanh ***ng bộc lộ những nhược điểm: cồng kềnh, nặng nề, độ chính xác bắn kém, thao tác phiền phức và nhất là tốc độ bắn không cao do phụ thuộc vào sức quay của xạ thủ, thường chỉ khoảng 200 -300 phát/phút. Gatling cũng đã tìm cách gắn động cơ điện cho súng thay cho sức người, nhưng điều kiện kỹ thuật bấy giờ không cho phép khắc phục triệt để những nhược điểm của súng. Người ta tìm tới những sơ đồ nguyên lý mới phù hợp hơn cho súng tự động. Súng Gatling dần dần đi vào quên lãng.

SÚNG GATLING HIỆN ĐẠI

Các loại súng bộ binh thế hệ sau tiếp tục phát triển vô cùng phong phú. Điểm khác biệt cơ bản của các loại súng này so với súng gatling là nguồn năng lượng cung cấp cho súng hoạt động. Nếu như ở súng gatling nguồn năng lượng cung cấp là sức người thông qua hệ thống tay quay thì các loại súng tự động sau này đều dùng nguồn năng lượng thuốc súng. Cách sử dụng năng lượng thuốc súng rất khác nhau, có thể là dùng sức giật lùi của nòng hay có thể là trích ra một lượng khí thuốc từ nòng súng...nhưng các loại súng tự động dùng năng lượng thuốc súng đều có ưu điểm chung là cấu tạo súng đơn giản, gọn nhẹ, đặc biệt là năng lượng của thuốc súng tạo ra nói chung rất lớn đủ cung cấp cho súng hoạt động liên tục, đạt tốc độ bắn cao tới vài trăm, thậm chí tới hàng ngàn phát/ phút. Với những đặc điểm nổi trội như vậy, súng tự động dùng năng lượng thuốc súng đã hoàn toàn chiếm ưu thế.

Tuy nhiên sự phát triển của kỹ thuật cũng không nằm ngoài quy luật biện chứng. Vấn đề vẫn chính là tốc độ bắn. Những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khoa học kỹ thuật quân sự phát triển mạnh mẽ, tính cơ động của các phương tiện chiến đấu như máy bay phản lực, tàu cao tốc, tên lửa hành trình…tăng gấp nhiều lần. Để tiêu diệt được các mục tiêu này, đòi hỏi các loại súng tự động phải có tốc độ bắn lớn, nhất là các loại súng hoả lực như súng phòng không, súng trên hạm tàu, trên xe thiết giáp... Sơ đồ súng tự động một nòng đã đạt tới giới hạn, không thể tăng tốc độ bắn lên mãi vì khi đó va chạm của các bộ phận quá lớn cũng như nhiệt độ của nòng súng khi bắn quá cao. Để tăng tốc độ bắn, người ta bắt đầu tính tới những hệ súng có nhiều nòng như súng…Gatling!

Những súng Gatling hiện đại xuất hiện, tuy vẫn giữ nguyên lý của súng cổ điển nhưng có uy lực lớn hơn nhiều. Thay vì dùng sức người quay tay thì người ta đã dùng động cơ điện. Với hệ thống động cơ điện mạnh, các súng Gatling hiện đại đạt nhịp bắn rất cao, tới 1000 phát/phút cho mỗi nòng, một khẩu gatling hiện đại có 4 hoặc 6 nòng có thể bắn với tốc độ 4-6 nghìn phát/ phút tức là 100 viên đạn trong một giây. Một số loại súng Gatling nổi tiếng như Vulcan M61 cỡ nòng 20 mm, Minigun M134 cỡ nòng 7,62 mm đều có tốc độ bắn tới 6000 phát/phút.

Súng Gatling hiện được dùng khá phổ biến, chủ yếu dùng lắp trên máy bay chiến đấu, máy bay lên thẳng, hạm tàu, pháo phòng không tự hành…súng được chế tạo với nhiều cỡ nòng khác nhau, cỡ lớn nhất hiện nay là 37 mm. Trong chiến tranh Việt nam súng gatling được dùng nhiều, chủ yếu là loại Minigun 7,62 mm, tiền thân của loại M134D đang được quảng cáo. Súng Minigun thường lắp trên máy bay lên thẳng. Về sau súng còn được đưa lên máy bay vận tải C-47 cùng với một số loại vũ khí khác tạo thành một loại “tàu chiến bay” có tên là Hỏa long AC-47 (Puff the Magic Dragon), hay còn có tên khác là Snoopy (con ma) - chuyên yểm trợ hoả lực cho bộ binh và sục sạo chống du kích. Với tốc độ bắn khủng khiếp, loại súng này mỗi khi phát hỏa là tạo thành một “núi lửa” nhỏ đúng như tên gọi (vulcan), còn du kích ta thì đặt cho chúng cái tên giản dị hơn là súng “bò rống” vì khi bắn tiếng súng nổ quá nhanh không tách rời mà rống lên từng tràng ò..ò như bò. Với khả năng huỷ diệt như vậy, súng Minigun xứng đáng được xếp vào hàng các loại vũ khí tàn bạo nhất trong chiến tranh Việt nam cùng với bom bi, bom na-pan, bom 7 tấn, pháo 175 mm “vua chiến trường”…Theo tài liệu của Mỹ: “ từ năm 1964 tới năm 1969 máy bay AC-47 đã tiến hành thành công 3926 phi vụ yểm trợ trên chiến trường Việt nam, bắn 97 triệu viên đạn, diệt 5300 quân đối phương”. Tuy nhiên, như nhiều vũ khí tân kỳ khác, AC-47 cũng không thoát khỏi sự đánh trả của quân giải phóng, 15 trên tổng số 53 chiếc đã bị hạ trong thời gian từ 11/1965 đến tháng 9/1969 (số liệu của Mỹ)

https://2img.net/h/i221.photobucket.com/albums/dd40/buthoong/Helicopter-gatling.jpg
http://static.howstuffworks.com/gif/machine-gun-mil-8.jpg
Súng Gatling trên trực thăng

https://2img.net/h/i221.photobucket.com/albums/dd40/buthoong/minigunC47Danang1968.jpg
Súng Gattling trên AC47


(Các bạn ở TP.HCM có thể xem một khẩu loại này gắn trên trực thăng tại bảo tàng chứng tích chiến tranh)

Như đã trình bày ở trên, đặc điểm của súng Gatling là dùng năng lượng của động cơ điện gắn ngoài, ngoài động cơ chính cho súng còn có thể có thêm một vài động cơ phụ để tải băng đạn. Vì vậy cấu tạo của súng phức tạp, nặng nề, chỉ thích hợp cho những nơi có nguồn điện như máy bay, tàu, xe chiến đấu. Tuy nhiên cũng do dùng động cơ gắn ngoài nên súng có nhiều ưu điểm như tốc độ bắn cao và có thể điều khiển được tốc độ linh hoạt từ vài trăm đến vài ngàn phát/ phút. Súng có thể hoạt động liên tục không gián đoạn vì nếu chẳng may có một viên đạn lép, một nòng không bắn được thì các nòng súng khác vẫn bắn bình thường và theo chu kỳ quay của súng, viên đạn lép sẽ được hất ra ngoài. Đây là lợi điểm rất quan trọng vì đối với các súng tự động một nòng thông thường, khi gặp viên đạn lép súng sẽ ngừng bắn và xạ thủ sẽ phải thao tác lên đạn lại. Điều này không những làm lỡ thời cơ chiến đấu mà không dễ thực hiện vì các loại súng trên các phương tiện chiến đấu thường đặt cách xa xạ thủ.

Trở lại với loại súng Gatling M134D nêu trên, một số thông số chính của súng là: Cỡ nòng 7,62 mm, có 6 nòng, chiều dài 0,8 m, thân súng nặng 13,5 kg, toàn bộ súng nặng 30 kg, động cơ dẫn động 28 vDC hoặc 125 vAC, tốc độ bắn 3000 -4000 phát/phút

https://2img.net/h/i221.photobucket.com/albums/dd40/buthoong/M134-Gatling-Livermore3feb06e.jpg
Súng M134D


Từ các thông số trên ta thấy, mặc dù đã được cải tiến song tính năng của súng M134D cũng không thật vượt trội so với các loại trước đó. Đây vẫn là một loại súng có uy lực mạnh song cũng không phải là loại “siêu súng” chiến lược có thể gây ra những ảnh hưởng đặc biệt trên chiến trường hiện nay.

Tài liệu tham khảo:
+ Small arms of the world - The Telegraph Press, Harriburg, Pa. USA 1969.
+ http://en.wikipedia.org/wiki/Richard_Jordan_Gatling
và một số báo chí, website khác.
He lin jiao
He lin jiao
Bạn thân của T11
Bạn thân của T11

Tổng số bài gửi : 104
Age : 29
Đến từ : Hội thanh niên sịp cứu quốc
Registration date : 17/05/2008

https://t11nguyenhien.forumvi.com/

Về Đầu Trang Go down

Thông tin về "siêu súng máy" Empty Re: Thông tin về "siêu súng máy"

Bài gửi by He lin jiao Wed Jul 23, 2008 11:39 am

He lin jiao
He lin jiao
Bạn thân của T11
Bạn thân của T11

Tổng số bài gửi : 104
Age : 29
Đến từ : Hội thanh niên sịp cứu quốc
Registration date : 17/05/2008

https://t11nguyenhien.forumvi.com/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết