Diễn đàn của T11
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bí ẩn về nụ cười của nàng Mona Lisa

Go down

Bí ẩn về nụ cười của nàng Mona Lisa Empty Bí ẩn về nụ cười của nàng Mona Lisa

Bài gửi by ThucUyen_ProT11 Sat Jun 28, 2008 7:58 am

Nụ cười của Mona Lisa cũng gây ảo giác. Càng nhìn lâu vào khuôn mặt nàng, bạn càng thấy đôi mắt ấy đang cười, rất kiêu sa và rất mãn nguyện. Nhưng chỉ cần nhìn xuống khoé miệng một chút, bạn sẽ thấy khuôn mặt người thiếu nữ nghiêm nghị kỳ lạ. Đột nhiên, bạn không hiểu nàng đang vui hay buồn, thanh thản hay lo lắng. Cũng bằng thủ pháp tạo hiệu ứng ảo giác, Leonardo Da Vinci đã khiến cho nụ cười của nàng Mona Lisa trở nên phảng phất, huyền bí. Livingstone cho biết khi chăm chú nhìn vào đôi mắt của Mona Lisa, bạn chỉ “khoanh” được một khu vực rất nhỏ bên lông mày và gò má. Vì vậy, bạn không nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt và không gian đằng sau bức tranh. Khi đó, các nét mờ trên gò má Mona Lisa sẽ hiện lên khá rõ, khiến bạn có cảm giác khóe môi của người phụ nữ cũng được kéo nhếch lên và tô đậm hơn. Kết quả, bạn thấy người phụ nữ cười. Ngược lại, khi bạn nhìn vào miệng nàng thì hiệu ứng này cũng lập tức biến mất cùng với nụ cười ấy. Thì ra, nụ cười này vừa thật, vừa ảo. Có điều, khi sử dụng “mẹo” ảo giác này, Người xem tranh Mona Lisa rất khó nhận thấy khi nào nàng cười thật và khi nào nàng cười ảo. Đây chính là bí mật lớn nhất về Mona Lisa, nó giải thích vì sao mấy trăm năm nay, người xem luôn có cảm xúc rất trái ngược khi đứng trước bức tranh này. Có điều, khi sử dụng “mẹo” này, Leonardo DaVinci có lẽ đã không vận dụng đến kiến thức khoa học mà dựa vào kinh nghiệm của một nghệ sĩ nhiều hơn.

Giải mã nụ cười của Mona Lisa

Điều khiến chúng ta yêu thích Mona Lisa chính là bộ mặt cô ấy luôn thay đổi mỗi khi chúng ta nhìn, làm cho cô ấy dường như sống động", Margaret Livingstone, nhà sinh học - thần kinh tại Đại học Harvard (Mỹ) nhận xét như vậy, sau một thời gian nghiên cứu hoạ phẩm nổi tiếng của Leonard de Vinci.

Tuy nhiên, bà cho rằng thực tế bộ mặt Mona Lisa không đổi, bản chất chính là sự thay đổi trong mắt người xem chứ không phải ở màu sơn. Theo bà, thị giác trung tâm của con người bắt giữ những chi tiết nhỏ rất tốt, trong khi thị giác ngoại biên chỉ xử lý những chi tiết lờ mờ gọi là tần số không gian thấp. Nhưng nụ cười của Mona Lisa lại được vẽ bằng tông màu êm dịu, rơi vào tần số thấp. Livingstone nói: "Bạn không thể nhìn nụ cười này bằng thị giác trung tâm mà bằng thị giác ngoại biên khi nhìn từ miệng".

Hiệu quả tương tự được quan sát trên những tác phẩm cuối thế kỷ 19 của những người theo kỹ thuật chấm màu (pointillist), cũng như trên các bức hoạ chân dung hiện đại của Chuck Close và tranh ghép mảnh của Robert Silvers (thường dùng trong quảng cáo). Livingstone nhận xét: "Mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm riêng rẽ, nhưng thị giác ngoại biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn màu sắc, vì thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn". Cách giải thích này có lẽ làm ngạc nhiên những hoạ sĩ của kỹ thuật chấm màu, bởi họ nghĩ rằng tác phẩm của mình là sự trộn lẫn của màu sắc.

Tuy nhiên, Livingstone lại cho rằng Leonard không hiểu được bản chất sự việc: "Ông ấy viết nhiều điều nhưng không bao giờ viết điều này ra và cũng không vẽ lại một bức hoạ nào như Mona Lisa. Tôi cho rằng ông cũng nhìn thấy điều tuyệt vời trong nụ cười của Mona Lisa, nhưng cũng như nhiều người, lại không thể phân tích được tại sao nó lại như vậy".

Trong nhiều thế kỷ, các họa sĩ, sử gia và khách du lịch bị hút hồn bởi nụ ười mỉm hư ảo của nàng Mona Lisa. Giờ đây, dường như sức mạnh thôi miên trong kiệt tác của Leonardo da Vinci lại nằm ở một điều không ai ngờ tới: những rối nhiễu ngẫu nhiên trong hệ thống thị giác của con người.
Christopher Tyler và Leonid Kontsevich tại Viện nghiên cứu mắt Smith-Kettlewell ở San Francisco (Mỹ) đã điều chỉnh một bức ảnh kỹ thuật số được chụp lại từ bức tranh này, bằng cách bổ sung vào đó các nhiễu loạn thị giác - giống như những vết nhiễu trên một kênh tivi kém. Sau đó, họ yêu cầu 12 người quan sát đánh giá cảm xúc của nhân vật trên tranh, phân theo 4 bậc, từ buồn rầu tới hạnh phúc.
Đúng như dự đoán, các vết nhiễu làm rìa môi của Mona Lisa nhếch lên khiến nàng trông hạnh phúc hơn, còn những vết nhiễu kéo phẳng đôi môi lại tạo cho nàng một vẻ buồn bã.
Tyler cho biết, hệ thống thị giác của chúng ta bị nhiễu bởi nhiều nguồn, như: số lượng photon ít nhiều đập vào các tế bào cảm nhận ánh sáng trong mắt, hoạt động sai lệch ngẫu nhiên của các sắc tố hấp thụ photon, và sự loé sáng ngẫu nhiên của các nơron có nhiệm vụ mang tín hiệu thị giác tới não.
Những nguồn nhiễu tự nhiên này khiến cho người quan sát tin rằng sắc thái tình cảm của nhân vật trên tranh đang thay đổi phảng phất, mà không nghĩ rằng thực sự cái mà họ nhìn thấy chỉ là một dạng biểu lộ song mơ hồ.
"Đó có thể là một phần tạo nên sức mạnh huyền bí của bức tranh" - ông nói - điều mà Leonardo chắc phải nhận ra theo bản năng.
ThucUyen_ProT11
ThucUyen_ProT11
Luôn nhớ về T11
Luôn nhớ về T11

Tổng số bài gửi : 201
Age : 29
Đến từ : Nha Trang
Registration date : 24/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết