Diễn đàn của T11
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

truyện người thầy đầu tiên 4

Go down

truyện người thầy đầu tiên 4 Empty truyện người thầy đầu tiên 4

Bài gửi by Hải Yến Mon Jun 16, 2008 8:21 pm

Kartanbai và Đuysen nói chuyện với nhau tôi hoàn hồn dần: hồn vía tôi từ một nơi nào xa lắm từ từ trở lại. Thoạt đầu tất cả những việc xảy ra hệt như một giấc mơ. Mãi tôi vẫn chưa tin được rằng Đuysen đã về, vẫn còn sống và vẫn lành lặn. Rồi một nguồn vui bồng bột, chan hoà như dòng nước lũ mùa xuân tràn vào tâm hồn tôi, rồi dường như chìm ngập trong dòng tình cảm nóng hổi đó, tôi oà lên khóc nức nở. Có lẽ chưa có ai qua những phút mừng rỡ như tôi bấy giờ. Trong giây phút đó đối với tôi không còn gì tồn tại nữa: kể cả túp lều vách đất, cả đêm bão tuyết ngoài sân, cả đàn sói đang xâu xé con ngựa duy nhất của cụ Kartanbai ở đầu làng. Không có gì nữa hết! Tất cả tâm hồn, ý nghĩa, cả con người tôi đều tràn ngập một niềm hạnh phúc phi thường, không lường hết được, vô tận, vô cùng như vũ trụ. Tôi trùm chăn kín đầu và bịt chặt miệng lại để đừng ai nghe thấy tiếng khóc của tôi. Nhưng thầy Đuysen đã hỏi:
- Ai khóc thút thít sau lò sưởi thế?
Bà cụ Xaikan đáp:
- Antưnai đấy mà, lúc nãy nó sợ quá nên đang khóc đấy.
- Antưnai à? Em ấy ở đâu đến đây? - Thầy Đuysen đứng phắt dậy chạy lại quỳ xuống đất ngay cạnh đầu giường tôi rồi khẽ chạm tay vào vai tôi: - Antưnai làm sao thế? Tại sao em khóc?
Tôi quay mặt vào tường và càng khóc to hơn trước.
- Sao thế, sao em sợ đến thế? Em đã lớn rồi kia mà, sao lại thế… nào, nhìn thầy này…
Tôi ôm chặt lấy thầy Đuysen, áp chặt đôi má nóng bừng, ướt đẫm nước mắt vào vai thầy giáo và khóc nức nở, không tài nào tự chủ được nữa. Niềm vui sướng tràn ngập tâm hồn tôi, tôi run lên như trong cơn sốt và không còn đủ sức để kìm lại nữa.
- Ừ…hẳn là con bé hồn xiêu phách lạc đi đâu hết. Cụ Kartanbai cũng đâm lo và đứng dậy. – Kìa, bà khấn khứa cho nó một tí, nhanh lên nào…
Và cả hai cụ bỗng tíu tít cả lên. Bà cụ Xaikan thì thầm mấy câu thần chú, rồi vẩy hết nước lạnh đến nước nóng vào mặt tôi, xông hơi cho tôi và cũng khóc oà lên cùng với tôi.
Trời ơi, giá các cụ hiểu được rằng tôi “hồn xiêu phách lạc” vì một niềm hạnh phúc lớn lao mà tôi không đủ sức để kể ra có lẽ cũng không tài nào diễn tả nổi.
Thầy Đuysen vẫn ngồi cạnh tôi, đưa bàn tay mát lạnh vuốt nhẹ lên vầng trán nóng hổi của tôi cho đến lúc tôi nín hẳn và ngủ thiếp đi.
Phần 4
… Mùa đông đã du mục sáng bên kia đèo. Mùa xuân đang lùa những đàn gia súc màu xanh của nó đến. Trên những cánh đồng bằng, tuyết đã tan, mặt đất ướt như sưng phù lên từng chỗ. Từ miền ấy, những luồng hơi ấm bốc lên lùa vào núi, mang theo hơi thở mùa xuân của đất đai, Từ miền ấy, những luồng hơi ấm bốc lên lùa vào núi, mang theo hơi thở mùa xuân của đất đai, hương vị của sữa đang lên hơi. Các cồn tuyết cũng xẹp xuống, những tảng băng trên núi đã chuyển mình và các dòng suối đóng băng cũng nứt nẻ, vỡ toác ra, rồi tràn lên, cuồn cuộn chảy thành những thác nước dũng mãnh réo ầm ầm trong các thung lũng. Có lẽ đó chính là mùa xuân đầu tiên trong thời niên thiếu của tôi. Dù sao đối với tôi nó cũng vẫn đẹp hơn tất cả các mùa xuân trước. Đứng ở trường chúng tôi, từ trên đỉnh đồi, có thể nhìn thấy cả thế giới tươi đẹp của mùa xuân mở rộng ra trước mắt. Mặt đất dường như dang tay chạy từ trên núi xuống và không đủ sức dừng lại nữa, cứ lao vùn vụt vào các vùng xa tắp của cánh thảo nguyên đang lấp lánh như bạc dưới ánh nắng, bao phủ trong một làn hơi huyền ảo. Ở một nơi nào xa tít tận góc biển chân trời có những hồ nước băng tan xanh biếc, ở một nơi nào xa tít tận góc biển chân trời có những bầy ngựa đang hí lên, trên nền trời xanh đàn sếu bay qua cánh nâng những làn mây trắng. Đàn sếu bay từ đâu tới và gọi lòng người về đâu mà cất tiếng kêu lanh lảnh buồn buồn như vậy?
Mùa xuân tới, gieo vui vào lòng chúng tôi. Chúng tôi bày đủ trò chơi, luôn cất tiếng cười vô cớ, cứ đến giờ tan học, suốt dọc đường về làng, chúng tôi vừa chạy vừa gọi nhau ầm ĩ. Thím tôi rất ghét cái lối ấy và không bỏ lỡ dịp mắng mỏ tôi:
- Con đĩ, mày làm gì mà cứ tớn tác lên thế? Mày làm bà cô thế mãi mà không biết dơ à? Con nhà có phúc như người ta mà bằng tuổi mày cũng đã có chồng có con vui nhà vui cửa từ lâu rồi, còn mày thì… Đằng này lại thích đi học cơ! Nhưng cứ đợi đấy…bà sẽ cai quản mày…
Thật ra thì tôi cũng chẳng để tâm đến những lời doạ nạt của thím ấy lắm, vì đó không phải chuyện lạ – suốt đời thím ấy chỉ chửi mắng. Còn nói rằng tôi làm bà cô thì thật không đúng chút nào. Có điều là mùa xuân năm nay tôi lớn như thổi.
Thầy Đuysen nói đùa tôi:
- Em còn là một cô bé đầu bù tóc rối, mà hình như tóc em lại còn đỏ nữa kia chứ!
Những lời của thầy không làm tôi chạnh lòng chút nào cả. Tôi thầm nghĩ: “tất nhiên mình đầu bù tóc rối thật đấy, nhưng tóc mình chả đỏ tí nào đâu. Rồi đến lúc mình lớn hơn ít nữa, mình sẽ là một cô gái đến tuổi lấy chồng, mình chả đầu bù tóc rối thế này nữa đâu. Lúc đó thím cứ thử nhìn xem mình có xinh không”. Thầy Đuysen vẫn nói tôi có đôi mắt sáng như sao, có khuôn mặt cởi mở thật thà.
Có một lần, khi chạy ở trường về, tôi thấy hai con ngựa lạ đứng ngoài sân. Cứ trông yên ngựa, dây thắng, cũng biết chủ của chúng là những người ở trên núi xuống. Và trước đây cũng có khi họ đã ghé vào nhà chú tôi mỗi khi đi chợ về hay mang thóc xuống xay.
Đứng ngoài ngưỡng cửa tôi đã nhói lên vì tiếng cười thiếu tự nhiên của thím tôi:
- Gớm, thôi, đừng lo anh ạ, không nghèo đi đâu mà sợ. Rồi sau này khi con chim non đã cầm chắc trong tay rồi, anh sẽ thầm cảm ơn tôi cho mà xem, hì hì hì! – Đáp lại lời thím tôi có tiếng vâng dạ rối rít và những tiếng cười ha hả. Đến khi tôi bước vào cửa thì mọi người im bặt. Cạnh đống nỉ phủ chiếc khăn trải bàn có một người đàn ông to béo phục phịch, mặt đỏ, ngồi chềnh ềnh như khúc gỗ. Đầu hắn đội mũ lông chồn che kín cả cái trán nhễ nhại mồ hôi. Hắn đưa mắt liếc tôi rồi đằng hắng một cái và cụp mắt xuống.
Thím tôi nhoẻn miệng cười âu yếm, nói:
- Ồ, con đã về đấy à, vào đây con!
Chú tôi cũng ngồi cạnh đống nỉ với một người lạ mặt. Hai người vừa đánh bài, vừa nhắm rượu với bánh ô mạch. Cả hai đều ngà ngà say và mỗi khi họ quất bài xuống, đầu họ cứ lắc lư đến kì quặc.
Con mèo mướp bò lên chỗ khăn trải bàn, nhưng lão mặt đỏ dùng đốt ngón tay cốc mạnh vào đầu nó một cái, khiến nó kêu thét lên, rồi nhảy vọt sang một bên và chúi đầu vào xó nhà. Khổ thân con mèo, nó đau quá! Tôi muốn bỏ đi ngay, nhưng tôi không biết làm thế nào. May vừa lúc ấy thím tôi nói:
- Con ạ, thức ăn ở trong chảo ấy, con ăn đi kẻo nguội.
Tôi bước ra khỏi phòng, trong lòng rất khó chịu với thái độ của thím tôi vừa rồi. Và tôi bắt đầu thấy chột dạ. Tôi bất giác đề phòng.
Chừng hai giờ sau, hai người khách lên ngựa trở về núi. Lập tức thím tôi lại bắt đầu chửi mắng tôi như thường lệ và tôi thấy đỡ lo. Tôi nghĩ thầm: “té ra thím có vẻ ôn tồn như vậy chẳng qua vì say rượu thôi”.
Ít lâu sau có lần bà cụ Xaikan ghé qua nhà chú tôi. Lúc đó tôi ở ngoài sân, nghe thấy bà cụ nói:
- Lạy trời, mợ làm gì vậy! Mợ giết nó thôi.
Bà cụ Xaikan và thím tôi lấp cả lời nhau, tranh cãi kịch kiệt điều gì và lát sau cụ Xaikan bước ra khỏi nhà, vẻ rất tức giận. Bà cụ nhìn tôi bằng đôi mắt vừa giận dữ vừa thương xót và lặng lẽ ra về. Tôi bỗng thấy bứt rứt trong người. Tại sao cụ lại nhìn tôi như vậy, tôi đã làm gì đến nỗi cụ không hài lòng? Ngày hôm sau đến trường tôi nhận thấy ngay thầy Đuysen vẻ mặt sa sầm, như đang có điều gì lo nghĩ, mặc dầu thầy cố giấu đi. Tôi còn nhận thấy có điều nữa là không hiểu tại sao thầy không hề nhìn về phía tôi. Sau buổi học, khi chúng tôi ào ào chạy ra khỏi trường như ong vỡ tổ, thầy Đuysen gọi giật tôi lại:
- Antưnai, đứng lại thầy bảo. – Thầy bước lại gần tôi, nhìn chằm chằm vào mắt rồi đặt tay lên vai tôi. – Em đừng về nhà nữa. Antưnai, em có hiểu thầy không?
Tôi lặng người đi vì kinh hãi. Bây giờ tôi mới hiểu thím tôi định làm gì tôi.
Thầy Đuysen nói:
- Thầy sẽ chịu trách nhiệm về em. Em ở tạm nhà bác Kartanbai với thầy. Và lúc nào cũng phải đi theo thầy.
Chắc hẳn lúc ấy tôi không còn chút máu mặt nào nữa. Thầy Đuysen lấy tay nâng cằm tôi lên, nhìn thẳng vào mắt tôi và mỉm cười như mọi khi:
- Antưnai, em đừng sợ! - Thầy vừa cười vừa nói. - Thầy còn ở bên em, thì em không phải sợ ai cả. Em cứ học đi, cứ đến trường như cũ và đừng nghĩ ngợi gì… Vì thầy vẫn biết là em nhát lắm. Và nhân đây thầy kể cho Antưnai nghe một câu chuyện mà thầy đã định kể từ lâu – thầy Đuysen lại phì cười, hẳn đang nhớ lại điều gì ngộ nghĩnh – Chắc em còn nhớ có lần cụ Kartanbai dậy thật sớm và biến đi mất ấy. Té ra cụ đi mời… cụ dẫn ai về nhà em có biết không? Dẫn bà lang Giainakôva về. Thầy hỏi: “Làm gì thế bác?”. Cụ trả lời là: “Ấy để cho bà ấy cúng bái một chút đi gọi hồn nó về, không thì con bé sợ quá hồn xiêu phách lạc đi đâu mất”. Thầy nói: “Mời bà ấy ra đi, không lại phải cúng cho bà ấy một con cừu mất thôi. Mà nào nhà mình có giàu có gì cho cam. Ngựa cũng chả có mà cúng, có mỗi con thì cúng bầy chó sói mất rồi…”. Còn em thì lúc đó đang ngủ say. Thế là thầy đuổi cổ được mụ thầy cúng ra khỏi nhà. Về sau cụ Kartanbai giận thầy suốt một tuần lễ, không thèm trò chuyện với thầy. Ông cụ nói: “Tôi già cả thế này mà anh còn chơi khăm tôi”. Nhưng ông cụ, bà cụ là những người phúc hậu, hiếm có những người tốt như thế. Thôi bây giờ ta về đi, Antưnai…
Dù tôi có cố gắng can đảm lên bao nhiêu cho thầy Đuysen khỏi bận tâm, những ý nghĩ lo sợ cũng vẫn không buông tha tôi. Vì bất thần lúc nào thím tôi cũng có thể đến cưỡng bức lôi tôi đi. Rồi ở nhà họ muốn làm gì thì làm, không ai ở trong làng cấm được họ cả. Suốt đêm tôi trằn trọc không ngủ được vì mải lo nghĩ tới tai hoạ sắp đến.
Tất nhiên thầy Đuysen hiểu rõ tâm trạng tôi. Cũng có thể vì muốn xua đuổi những ý nghĩ đen tối đó của tôi nên ngày hôm sau thầy mang về trường hai cây phong nhỏ. Sau buổi học, thầy cầm tay tôi dẫn sang một bên.
Hải Yến
Hải Yến
Gắn bó với T11
Gắn bó với T11

Tổng số bài gửi : 54
Age : 29
Đến từ : nhà mình
Registration date : 31/05/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết